2023.09.12 - 4815 lượt xem
* Thành phố Hà Nội: Nguồn cấp nước cho cây lúa nói riêng và các cây trồng khác nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là bằng các công trình thuỷ lợi lấy nước từ các con sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ. Việc suy giảm mực nước làm cho nhiều hệ thống thủy lợi như Liên Mạc, Long Tửu, Phù Sa, Cẩm Đình, Ấp Bắc, Thanh Điềm… không lấy được nước hoặc suy giảm công suất lấy nước, gây nên tình trạng thiếu nước hoặc việc lấy nước bị chậm trễ, kéo dài.
* Tỉnh Vĩnh Phúc: Nguồn cấp nước cho cây lúa và các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là bằng các công trình thuỷ lợi lấy nước từ sông Hồng. Việc suy giảm mực nước làm cho nhiều hệ thống thủy lợi như trạm bơm Bạch Hạc, Đại Định, Phù Xa không lấy được nước hoặc suy giảm công suất lấy nước, gây nên tình trạng thiếu nước hoặc việc lấy nước bị chậm trễ, kéo dài. Tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư bổ xung xây dựng trạm bơm Bạch Hạc mới và trạm bơm Đại Định mới nên đã cơ bản bảo đảm lấy nước phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, nếu mực nước tiếp tục hạ thấp hoặc không có xả hồ gia tăng các trạm bơm cũ không thể lấy nước, thì công suất bổ sung mới chỉ đáp ứng 50% yêu cầu thiết kế. Để lấy đủ nước giai đoạn đổ ải vụ Đông Xuân, phải vận hành trạm bơm dã chiến nhiều tuần liên tục.
* Tỉnh Bắc Ninh: Nguồn cấp nước cho cây lúa và các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng chủ yếu là bằng các công trình thuỷ lợi lấy nước từ sông Hồng. Một số diện tích khó khăn khi lấy nước đồ ải phục vụ sản xuất như khu vực Bắc Đuống chiếm 7% diện tích toàn hệ thống ở huyện Yên Phong khoảng 123 ha, Tiên Du 427ha, Từ Sơn 283ha, Thành phố Bắc Ninh 700ha. Việc suy giảm chất lượng nguồn nước của khu đầu mối trạm bơm Như Quỳnh diễn ra nghiêm trọng nên không lấy được nước hoặc suy giảm công suất lấy nước, gây nên tình trạng thiếu nước hoặc việc lấy nước bị chậm trễ, kéo dài.
* Tỉnh Hưng Yên: Việc suy giảm mực nước làm cho nhiều hệ thống thủy lợi như cống Xuân Quan không lấy được nước hoặc suy giảm công suất lấy nước, gây nên tình trạng thiếu nước hoặc việc lấy nước bị chậm trễ, kéo dài.
* Tỉnh Hải Dương: Việc suy giảm mực nước làm cho nhiều hệ thống thủy lợi như cống Xuân Quan không lấy được nước hoặc suy giảm công suất lấy nước, phải lấy ngược từ cống Cầu Xe, An Thổ, gây nên tình trạng thiếu nước hoặc việc lấy nước bị chậm trễ, kéo dài. Việc lấy nước ngược qua cống Cầu Xe, An Thổ là cần thiết, nhưng cần phải theo dõi chặt chẽ chất lượng nước để không bị nhiễm mặn. Cùng với đo lượng mưa tháng từ tháng 1 đến tháng 5 trong vùng những năm gần đây thường xuyên thiếu hụt so với lượng mưa tháng TBNN. Lượng mưa tháng thiếu hụt trong 5 tháng đầu năm thường xảy ra từ 2 đến 3 tháng, đặc biệt năm 2018 thiếu hụt mưa 4 tháng liên tiếp với mức thiếu hụt từ 5÷95% (Chí Linh). Năm 2019, do thiếu hụt lượng mưa và tình trạng hạ thấp lòng dẫn nên ảnh hưởng tới việc lấy nước của một số công trình đặc biệt là cống Xuân Quan trong thời kì đổ ải. Cụ thể vụ Đông Xuân năm 2019 chỉ có khoảng 110 giờ mực nước sông Hồng ≥ (+1,85 m). Thực tế từ ngày 1/1 đến 31/3/2019 cống có 1.071 giờ mở để lấy nước (tương đương 44,6/90 ngày), trong đó theo tính toán chỉ có khoảng trên 10% thời gian lấy đủ lưu lượng thiết kế, còn lại chỉ lấy được từ 20 đến 55 m3/s. Thời gian cống đóng hoàn toàn chiếm trên 50% (45,4/90 ngày). Việc thiếu hụt lượng mưa cũng là nguyên nhân gây ra hạn cục bộ tại một số diện tích chưa có công trình thủy lợi phục vụ, tuy nhiên diện tích này nhỏ không đáng kể. Năm 2020, do ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt lượng mưa, dòng chảy gây khó khăn trong việc lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2019- 2020. Đặc biệt việc lòng dẫn hệ thống sông Hồng - Thái Bình tiếp tục bị hạ thấp đã ảnh hưởng đến hiệu quả lấy nước của cống Xuân Quan. Thực tế theo số liệu thống kê từ 1/1 đến 31/3/2020 cống Xuân Quan mở 630 giờ (chỉ xấp xỉ bằng nửa số giờ mở cống năm 2019). Trong những ngày này số giờ mực nước thượng lưu đạt trên mực nước thiết kế (1,85m) cũng chỉ có 16 giờ.
* Thành phố Hải Phòng: Nguồn cấp nước cho cây lúa nói riêng và các cây trồng khác nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Phòng chủ yếu là bằng các công trình thuỷ lợi lấy nước từ các con sông Bạch Đằng, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình. Việc suy giảm mực nước làm cho nhiều hệ thống thủy lợi như cống Trung Trang, An Sơn, Rỗ Mới, Sông Mới, Giang Khẩu, Bằng Lai khó lấy nước do nguồn nước bị xâm nhập mặn, suy giảm công suất lấy nước gây nên tình trạng thiếu nước hoặc việc lấy nước bị chậm trễ, kéo dài.
* Tỉnh Thái Bình:Việc suy giảm mực nước làm cho nhiều hệ thống thủy lợi như cống Tân Đệ, Ngô Xá, Nguyệt Lâm, Lão Khê gặp khó khăn trong việc lấy được nước hoặc suy giảm công suất lấy nước, gây nên tình trạng thiếu nước hoặc việc lấy nước bị chậm trễ, kéo dài. Cống Tân Đệ nằm ở vị trí cách cửa Ba Lạt khoảng 62 km, gồm 2 cửa (1,2m x2,6m) + 01 cửa (5,5mx6m), Z đáy= -1,5 m. Cống Tân Đệ là một trong những đầu mối chính lấy nước lớn cấp cho khu Nam Thái Bình. Có nhiệm vụ tưới trực tiếp cho 3.500 ha và tạo nguồn vào sông Kiến Giang cho khu vực hạ lưu vùng Nam Thái Bình. Khả năng hoạt động lấy nước của cống Tân Đệ chịu tác động lớn của mực nước triều, theo số liệu vận hành thực tế ngày 1/1 đến 31/3 những năm gần cho thấy: Trong 03 tháng kiệt, có từ 45-72 ngày cống lấy nước; Thời gian lấy nước giai đoạn không xả khoảng 6-8 giờ/ngày, Trong các đợt xả từ 12-14 giờ/ngày, tối đa có thể lấy được 20 giờ/ngày.
* Tỉnh Hà Nam: Nguồn cấp nước cho cây lúa và các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh Hà Nam chủ yếu lấy nước từ các con sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang. Việc suy giảm mực nước làm cho nhiều hệ thống thủy lợi như không lấy được nước hoặc suy giảm công suất lấy nước gây nên tình trạng thiếu nước hoặc việc lấy nước bị chậm trễ, kéo dài.
* Tỉnh Nam Định: Nguồn cấp nước cho cây lúa và các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh Nam Định chủ yếu lấy nước từ các con sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Đào. Việc suy giảm mực nước làm cho nhiều hệ thống thủy lợi như Ngô Đồng, Quỹ Nhất, Hạ Miêu, Cồn Nhất, Cồn Năm, Chi Tây... khó lấy được nước do nguồn nước bị xâm nhập mặn, suy giảm công suất lấy nước gây nên tình trạng thiếu nước hoặc việc lấy nước bị chậm trễ, kéo dài.
* Tỉnh Ninh Bình: Nguồn cấp nước cho cây lúa và các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chủ yếu lấy nước từ các con sông Đáy, sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Vạc. Việc suy giảm mực nước làm cho nhiều hệ thống thủy lợi như cống Lạc Thiện, Phát Diệm, Kè Đông... khó lấy được nước do nguồn nước bị xâm nhập mặn, suy giảm công suất lấy nước gây nên tình trạng thiếu nước hoặc việc lấy nước bị chậm trễ, kéo dài.
Nguồn: Phòng Quy hoạch Thuỷ lợi Bắc Bộ