1. Khảo sát, quy hoạch và nghiên cứu khả thi: |
---|
Từ năm 1961- 1975 |
Đã khảo sát, lập quy hoạch trị thủy và khai thác sông Hồng: gồm 5 mặt quy hoạch là phòng chống lũ, cấp thoát nước, giao thông thủy, lập sơ đồ khai thác bậc thang dòng chính sông Hồng. Nhiều công trình lớn trong sơ đồ bậc thang sông Hồng do Viện đề xuất đã ra đời như công trình thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang và Sơn La..vv.. |
---|---|
Từ năm 1975 - 1994 |
Ở miền Nam, 4 Đoàn quy hoạch của Viện đã tiến hành khảo sát, lập quy hoạch các vùng ở Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Sau thời gian ngắn định hướng quy hoạch thủy lợi cho cả 4 vùng đã được hoàn thành, nhiều công trình đã trở thành hiện thực và có ý nghĩa to lớn với nền kinh tế đất nước như: Hồ Dầu Tiếng, Trị An, Phú Ninh, Thác Mơ... trục dẫn nước ngọt và cải tạo đất Hồng Ngự, Quản Lộ - Phụng Hiệp v..v |
Từ năm 1995 - 2008 |
Hàng năm khảo sát lập từ 30 - 40 dự án thiết kế quy hoạch thủy lợi trong và ngoài nước và nhiều dự án khả thi, trong đó có những công trình có ý nghĩa chiến lược phát triển các vùng như vùng đồng bằng sông Hồng, các lưu vực sông Miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long như kênh Hồng Ngự (vùng Đồng Tháp Mười), hệ thống các kênh KH ở Tây sông Hậu. |
Từ năm 2009 đến nay |
Quy hoạch tổng thể thủy lợi các vùng Đồng bằng sông Hồng và Miền Trung trong điều kiện biến đổi khí hậụ, nước biển dâng giai đoạn 2012 -2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013); Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình, quy hoạch thủy lợi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên… Quy hoạch thủy lợi, cấp nước, phòng chống lũ các lưu vực sông như Lô Gâm, Đà – Thao, sông Mã, Trà Bồng – Trà Khúc…, các vùng như thủ đô Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Đak Nông, Thanh Hóa… |
Lập thiết kế quy hoạch thủy lợi hoặc hoàn thiện QHTL cho các lưu vực sông. |
|
- Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu (2012-2014) |
|
Lập thiết kế quy hoạch các vùng kinh tế, địa phương |
|
- Đã và đang tiến hành lập quy hoạch chi tiết các vùng và các tỉnh: Hà Nội, Bắc Cạn, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lạng Sơn, Gia Lai, Đắk Lắk, vùng Tây sông Hậu, tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang, vùng kẹp giữa sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và khu lân cận, vùng Đồng Tháp Mười, Khu tam giác công nghiệp ven đường 18, tam giác công nghiệp TP. Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Bà Rịa, vùng Nam Nguyễn Văn Tiếp... |
|
Nghiên cứu ảnh hưởng về môi trường chất lượng nước và khí hậu |
|
- Toàn bộ các dự án quy hoạch đều có chuyên đề đánh giá tác động các công trình đến môi trường sinh thái, trong đó tập trung vào đánh giá tác động đến nguồn nước và đề xuất các giải pháp để bảo vệ nguồn nước. |
2. Điều tra cơ bản |
---|
- Điều tra cơ bản là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Viện. Hiện nay Viện đang quản lý một ngân hàng dữ liệu tương đối đầy đủ về tình hình phát triển nguồn nước trên tất cả các lưu vực sông, dữ liệu về khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, chất lượng nước v.v...
|
3. Xây dựng chiến lược phát triển thủy lợi phục vụ cho các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. |
---|
- Tư vấn cho Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về phương án khai thác lợi dụng tổng hợp công trình Sơn La gắn với quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch sử dụng tài nguyên nước. |
4. Nghiên cứu khoa học công nghệ |
---|
Chương trình cấp Nhà nước: |
- Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang trong mùa kiệt. Thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước (2011-2013). |
---|---|
Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ: |
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch và giải pháp nâng cấp các hệ thống thủy lợi vùng ven biển đồng bằng sông Hồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (2010-2012). |
5. Hợp tác quốc tế |
---|
- Giúp Lào lập QHTL cho 7 vùng Đồng bằng trọng điểm: Vientiane, Bolykhămxay, Savanakhet, Khăm Muộn, Salavan, Champasac, Attapư. Lập nghiên cứu khả thi cho các công trình thủy lợi tại Lào như Nam Hang, Nam Long… |