2016.12.12 - 11949 lượt xem
Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây và đứng thứ 3 nếu chỉ tính riêng năm 2008.
Riêng ở Việt Nam, mỗi năm thiên tai cướp đi mạng sống của 466 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD tương đương 1,5% GDP.
Diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước đây, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn rõ rệt đặc biệt là trong bối cảnh VN là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH
Tần suất xuất hiện của các hiểm họa thiên nhiên ở Việt Nam
CAO | TRUNG BÌNH | THẤP |
Lũ, ngập úng | Mưa đá và mưa lớn | Động đất |
Bão, áp thấp nhiệt đới | Sạt lở đất | Sương muối |
Hạn hán | Cháy rừng | Sóng thần |
Lũ quét | Xâm nhập mặn | |
Xói lở/bồi lấp | ||
Lốc xoáy |
Nguồn: Báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương
Năm | Sự kiện | Số người chết | Số người bị thương | Số người mất tích | Thiệt hại kinh tế (tỷ đồng) | Vùng bị ảnh hưởng |
2009 | Bão Ketsana | 179 | 1.140 | 8 | 16.078 | 15 tỉnh MT & TN |
2008 | Bão Kammuri | 133 | 91 | 34 | 1.939.733 | 09 tỉnh MB & MT |
2007 | Bão Lekima | 88 | 180 | 8 | 3.215.508 | 17 tỉnh MB & MT |
2006 | Bão Xangsane | 72 | 532 | 4 | 10.401.624 | 15 tỉnh MN & MT |
2005 | Bão số 7 | 68 | 28 | 3.509.150 | 12 tỉnh MB & MT | |
2004 | Bão số 2 | 23 | 22 | 298.199 | 05 tỉnh MT | |
2003 | Mưa lớn kếthợp với lũ | 65 | 33 | 432.471 | 09 tỉnh MT | |
2002 | Lũ lịch sử | 171 | 456.831 | ĐB Sông Cửu Long | ||
2000 | Các đợt lũ quét | 28 | 27 | 2 | 43.917 | 05 tỉnh MB |
1999 | Lũ lịch sử | 595 | 275 | 29 | 3.773.799 | 10 tỉnh MT |
1997 | Bão Linda | 778 | 1.232 | 2.123 | 7.179.615 | 21 tỉnh MT & MN |
Theo báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Tổng cục Thủy sản (25/03/2013), Năm 2012 trên biển Đông đã xảy ra 10 cơn bão và 02 đợt áp thấp nhiệt đới trong đó 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Sau mỗi trận bão là hậu quả của lũ lụt, sạt lở đất, gây thiệt hại nặng về người, tài sản.
Các cơn bão ngày càng có hướng đi phức tạp, không theo quy luật, gây khó khăn cho công tác dự báo. Điển hình như ngay từ đầu mùa bão, cơn bão số 1 đã xuất hiện ở phía Nam, đây là một hiện tượng trái với quy luật (chưa từng diễn ra trong 40 năm qua) gây bất ngờ cho bà con ngư dân. Trên biển tình hình lại càng phức tạp hơn khi thường xảy ra các đợt lốc, gió mùa gây mất an toàn cho ngư dân hoạt động khai thác trên biển. Cơn bão số 7 (Gaemi) xuất hiện ở khu vực giữa biển Đông với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10 cấp 11 và di chuyển theo hướng Đông Đông Nam, sau chuyển hướng Đông Nam và lệch dần về hướng Tây, sau đó bão đã quay trở lại nơi xuất phát và đổ bộ vào khu vực tỉnh Bình Định – Phú Yên gây mưa to đến rất to. Cơn bão số 8 (Sơn Tinh) dù mới hình thành, nhưng bão số 8 có tốc độ di chuyển rất nhanh, từ 25km -30km/h, bão số 8 có quỹ đạo di chuyển hết sức phức tạp, không theo quy luật và khó dự đoán.
Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2012 của Tổng cục thống kê (24/12/2012), thiên tai xảy ra trong năm 2012 đã làm hơn 700 người chết, mất tích và bị thương; hơn 100.000 ngôi nhà bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 80.000 ha lúa và hoa màu bị mất trắng; gần 300.000 ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng. Các địa phương có số người bị chết và mất tích nhiều là: Lào Cai 31 người; Yên Bái 28 người; Thanh Hóa 17 người. Thái Bình là địa phương bị thiệt hại nặng nhất về tài sản với gần 28 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng; 24 nghìn ha hoa màu bị mất trắng; 39 nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2012 ước tính trên 7.000 tỷ đồng, trong đó Thái Bình thiệt hại khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng giá trị thiệt hại của cả nước.
Theo các báo cáo của Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương, từ đầu năm đến nay đã xuất hiện 4 cơn bão, 1 ATNĐ, 169 trận lốc xoáy, mưa đá, hạn hán diện rộng…. Thiên tai đã gây thiệt hại trên cả nước với 69 người chết, 60.327 ngôi nhà bị ngập, 1.066 nhà bị sập, đổ; 23.597 ha lúa và 21.253 ha hoa màu bị hư hại; tổng thiệt hại 2.392 tỷ đồng.
Về tình hình thiên tai đến hết năm 2013 được dự báo còn nhiều phức tạp, khả năng có khoảng 9 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có khoảng một nửa số cơn ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Trong tháng 8 có 3 cơn bão hình thành trên biển Đông, trong đó bão số 5 và bão số 6 đi trực tiếp vào các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Bão số 7 tuy không đi vào đất liền nước ta nhưng cũng ảnh hưởng trên diện rộng, kèm theo mưa lớn và dông lốc từ miền Bắc đến Nam Trung Bộ.
Theo báo cáo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tổng thiệt hai do 3 cơn bão gây ra hết sức nặng nề. Số người chết và mất tích là 10, 5 người bị thương, 39 người gặp nạn trên biển; 24 căn nhà sập, 1241 ngôi nhà và 796 công trình phụ tốc mái; 12.446 ha lúa và hóa màu bị ngập úng; 2.500m3 hệ thống bờ bao, nuôi trồng thủy hải sản bị sạt, vỡ 1.000 ha nuôi ngao của các hộ dân; đổ 1 cột tiếp sóng truyền hình tỉnh Hòa Bình,…
(Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng, Thủy văn Trung Ương)
Bão và Áp thấp nhiệt đới
Trong những tháng tiếp theo đến hết năm 2013, số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông còn khoảng 9 đến 10 cơn, một nửa trong số đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
Nhiệt độ
Nhiệt độ các tháng phổ biến trên phạm vi toàn quốc ở mức xấp xỉ với giá trị TBNN.
Trong tháng 7 và tháng 8/2013 còn có thể xuất hiện nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ, tuy nhiên cường độ không gay gắt.
Lượng mưa
Trên phạm vi cả nước, xu thế lượng mưa có khả năng như sau:
Bắc Bộ: Tổng lượng mưa các tháng từ tháng 7 đến tháng 9/2013 phía Đông Bắc Bộ ở mức cao hơn so với TBNN, phía Tây Bắc Bộ ở mức thấp hơn so với TBNN; từ tháng 10 đến tháng 12 ở mức xấp xỉ và thấp hơn so với TBNN. Các đợt mưa lớn tập trung vào thời kỳ nửa cuối tháng 7 và tháng 8/2013.
Trung Bộ: Mùa mưa ở Trung Bộ sẽ đến sớm tuy nhiên có khả năng kết thúc sớm. Từ tháng 7 đến tháng 9 tổng lượng mưa ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ; từ tháng 10 đến tháng 12 có khả năng ở mức thấp hơn so với giá trị TBNN cùng thời kỳ.
Nam Bộ và Tây Nguyên: Từ tháng 7 đến tháng 9 tổng lượng mưa phổ biến ở mức xấp xỉ với giá trị TBNN; từ tháng 10 đến tháng 12/2013 ở mức thấp hơn một ít so với TBNN cùng thời kỳ. Có khả năng mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ kết thúc sớm hơn so với bình thường (khoảng nửa cuối tháng 10).
Trong những tháng tiếp theo của mùa mưa, bão, lũ năm 2013, tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có diễn biến phức tạp. Cần chủ động đề phòng bão mạnh, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực, đặc biệt tại các khu vực miền núi thuộc Bắc Bộ và Tây Nguyên. Tình trạng khô hạn, thiếu nước vẫn tiếp tục xảy ra cục bộ ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế cho đến cuối tháng 7; trên diện rộng ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên và Ninh Thuận cho đến giữa tháng 8/2013.