Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi

2016.07.03 - 713 lượt xem

Hệ thống văn bản pháp luật, thể chế, chính sách về thủy lợi được hoàn thiện một bước; hàng chục quy hoạch cốt yếu được rà soát, hoàn thiện; 143.800 ha cây trồng cạn được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; gần 1.200 hồ, đập xung yếu được rà soát, đầu tư nâng cấp với tổng kinh phí dự kiến 21.000 tỷ đồng; công nghệ không gian, viễn thám theo thời gian thực đã và đang được triển khai, ứng dụng phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai; trên 5.000 cán bộ, công nhân viên kỹ thuật được tập huấn, đào tạo; phát hành hàng chục nghìn bộ tài liệu, giáo trình hướng dẫn, phổ biến kiến thức; trên 80% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh… đó là một phần của kết quả 2 năm triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi.

Chiều nay 08/6/2016 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, Tổng cục Thủy lợi tổ chức báo cáo, đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi. Dự hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Hoàng Văn Thắng, lãnh đạo Tổng cục và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy lợi, đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ, lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Trường Đại học Thủy lợi.

Thay mặt Tổng cục Thủy lợi, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh đã báo cáo Bộ trưởng khái quát kết quả sau hơn 2 năm triển khai Đề án, những tồn tại, bất cập và đề xuất giải pháp tháo gỡ cũng như những kiến nghị với Bộ, với Chính Phủ tạo điều kiện để Tổng cục Thủy lợi thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi trong thời gian tới. Báo cáo nêu rõ:

Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi được phê duyệt với 5 mục tiêu chính (Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thốngCTTL; Phát triển tưới cho cây trồng cạnPhát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sảnNâng cao mức đảm bảo an toàn hồ đập và Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai) và với 6 nhóm giải pháp trọng tâm (i) Nâng cao chất lượng quy hoạch thủy lợi, tăng cường công tác quản lý và thực hiện quy hoạch. (ii) Hoàn thiện thể chế, chính sách. (iii) Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công về thủy lợi. (iv) Đổi mới hoạt động khoa học công nghệ. (v) Củng cố tổ chức bộ máy QLNN về thủy lợi. (vi) Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế. Sau hơn hai năm triển khai Đề án, công tác thủy lợi trên phạm vi toàn quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực; những kết quả ban đầu cho thấy việc xác định mục tiêu của Đề án là chính xác và hợp lý, những gì đã và đang thực hiện đảm bảo đúng lộ trình và kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, cũng sau hơn hai năm triển khai Đề án đã bộc lộ rõ những tồn tại, bất cập đó là: Một số lĩnh vực chậm ban hành các văn bản QPPL để triển khai trên thực tế; Chậm ban hành cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy, thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư, quản lý; Triển khai hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ nên chưa vào cuộc sống; Thiếu nguồn lực để thực hiện; Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý chỉ đạo điều hành (nhất là ở địa phương); Chậm áp dụngKHCN trong dự báo, ứng phó thiên tai cực đoan (hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, lũ, ngập lụt…); Ít doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao do chưa đảm bảo thị trường tiêu thụ cho hàng hóa nông sản; Công tác thanh trakiểm tragiám sát và xử phạt vi phạm hành chính chưa hiệu quả.

00

00

00

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng và Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường

phát biểu, đánh giá kết quả của ngành thủy lợi kể từ khi Đề án được phê duyệt

00

Đánh giá, góp ý về kết quả của ngành thủy lợi sau 2 năm Đề án được ban hành, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường và các đại biểu dự hội nghị đều ghi nhận những chuyển biến tích cực trong công tác thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai và nước sạch nông thôn thời gian qua. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chung nhận định việc ban hành cơ chế, chính sách còn chậm, chưa thật đồng bộ; việc triển khai Đề án ở địa phương, cơ sở còn nhiều bất cập; các chương trình, đề án, dự án còn nặng về giải pháp công trình; chưa huy động được nguồn lực dồi dào từ xã hội. Nhấn mạnh về nhiệm vụ Tái cơ cấu Thủy lợi thời gian tới, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nêu: Ngoài việc tập trung mọi nguồn lực thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Đề án đã nêu, Tổng cục Thủy lợi cần có giải pháp huy động toàn ngành, toàn dân tham gia gìn giữ, củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi hiện có; coi việc bảo trì, chống xuống cấp các hệ thống công trình là việc làm cấp bách; bên cạnh đó cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ viễn thám, không gian trong việc quản lý, theo dõi tình hình vi phạm hành lang bảo vệ công trình, tình trạng hút cát sỏi trái phép trên lòng sông, bãi sông; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tấn, báo chí phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, của chính quyền địa phương các cấp và của người dân về thiên tai cực đoan về các kịch bản lũ, bão, siêu bão có thể xảy ra trong điều kiện biến đổi khí hậu…

00

00

Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát ghi nhận thành tích của Tổng cục Thủy lợi nói riêng, của ngành thủy lợi nói chung trong thời gian qua. Sự nỗ lực của ngành đã cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước, trong công tác chỉ đạo, điều hành; nhiều cơ chế, chính sách đã bước đầu đi vào cuộc sống… góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân triển khai tốt các giải pháp phòng, chống thiên tai, chỉ đạo, hỗ trợ sản xuất, giảm thiểu rủi ro thiên tai. Để thực hiện tốt, có hiệu quả Đề án trong thời gian tới, Bộ trưởng chỉ đạo:

- Rà soát tổng thể các nội dung, mục tiêu, các giải pháp của Đề án để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn;

- Tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các cơ quan trong Bộ, các Trường đại học, Viện nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước hoàn thiện nhanh thể chế, chính sách và đảm bảo đưa ngay vào cuộc sống. Trước mắt, tập trung rà soát kỹ dự thảo Luật Thủy lợi, Chiến lược Thủy lợi, Chiến lược Quốc gia phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, các quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cơ cấu, quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản…;

- Tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng KHCN trong phòng tránh thiên tai, hỗ trợ ra quyết định; chuyển giao công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực;

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong việc triển khai thực hiện Đề án ở địa phương, tổng hợp kết quả báo cáo Bộ. Có kế hoạch làm việc với từng địa phương để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn tạo chuyển biến tích cực trên phạm vi toàn quốc;

- Triển khai rà soát tổ chức quản lý thủy lợi từ TW đến cơ sở (hợp tác xã, tổ hợp tác, công ty quản lý khai thác thủy nông…) tổng hợp, đánh giá nhân rộng các mô hình điển hình phù hợp với tình hình KTXH của địa phương.

- Có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ thủy nông cơ sở tiến tới hướng dẫn, tập huấn, đào tạo, phổ biến kiến thức cho nông dân…

Nguồn: Tổng cục Thủy lợi