Công trình Cửa Đạt – niềm tự hào những người con Thủy Lợi

2016.05.16 - 1105 lượt xem

Công trình thế kỷ” Hồ chứa nước Cửa Đạt đã được dựng xây bằng cả trái tim và trí tuệ, cả máu và mồ hôi, nước mắt của biết bao kỹ sư, những người thợ xây dựng trên công trường trong suốt 6 năm. Họ đã gửi gắm cả tâm huyết và máu xương của mình để tạo nên một công trình vĩ đại mang giá trị lớn lao- một điểm sáng lấp lánh trên dải đất chữ S. Những người con Thủy Lợi hôm nay tự hào biết bao về cha anh của mình, lòng nguyện sẽ phấn đấu rèn luyện trí, tài để tiếp nối truyền thống lịch sử đó.

Trong chuyến đi tham quan thực tế nhằm phục vụ đồ án tốt nghiệp, tôi có dịp đến với công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt – một công trình Thủy lợi đồ sộ và hiện đại của Việt Nam. Có lẽ trực tiếp chiêm ngưỡng mới cảm nhận được hết sự hùng vĩ và quy mô của “công trình thế kỷ’’ này. Công trình thủy lợi Cửa Đạt có lưu vực 5708km2  trên lưu vực sông Chu, chủ yếu là miền núi Lào, Thanh Hóa, Nghệ An đổ về đồi núi, lòng sông dốc nước tập trung nhanh, khi bão đổ bộ vào Bắc miền Trung thường gây mưa to và rất to trong đất liền nên dễ xảy ra lũ quét.
Con sông Chu chở nặng phù sa bao đời nay vẫn gom góp ươm những ruộng lúa, mầm cây và là một nguồn tài nguyên nước vô cùng phong phú. Ngay từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã nghĩ đến việc đắp đập chế ngự dòng sông này. Những năm 1920, công trình đập dâng Bái Thượng đã được xây dựng nhưng mới chỉ khai thác được lưu lượng cơ bản tưới cho lưu vực miền Nam sông Chu, chưa đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Xuất phát từ nhu cầu cần nước, chống lũ, phát điện, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa , công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt đã được khởi công xây dựng từ 2/2/2004 và đến tháng 11/2010 bắt đầu đưa vào khai thác và sử dụng. Công trình được xây dựng trên thượng nguồn sông Chu – cách đập Bái Thượng khoảng 17km với dung tích 1,5 tỉ mét khối nước, tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86 862 ha đất canh tác, cấp nước công nghiệp và sinh hoạt cho 7 huyện miền Thanh Hóa, kết hợp phát điện với công suất 97MW bổ sung nguồn cung cấp cho lưới điện quốc gia trung bình khoảng 430 triệu kWh mỗi năm. Đồng thời công trình còn có nhiệm vụ bổ sung nước mùa kiệt cho hạ lưu sông Mã để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái, cắt giảm lũ cho vùng hạ du với tần suất P= 1%.
Cụm công trình đầu mối Cửa Đạt gồm các hạng mục quan trọng: Đập chính, Tràn xả lũ, Tuy nen TN2, Đập phụ Hón Can và Đập Phụ Dốc Cáy. 
Đập chính là đập đá đổ bê tông bản mặt: chiều dài gần 1km, chiều cao118,5m, là loại đập đá đổ bê tông bản mặt lớn nhất ở Việt Nam. 
Tràn xả lũ: 5 cửa xả có kích thước (11×17)m, chiều rộng thông thủy 55m, xả lũ với tần suất P=0,1% là 8200m3/s. 
Nhà máy thủy điện có Tuynen lấy nước dài 620m, đường kính D=7,5m. Khu đập phụ Dốc Cáy: cách khu đầu mối đập chính 20km, gồm có đập đất cao trình đỉnh đập là +122,30m; chiều dài đập 220,4 m; kênh dẫn bằng bê tông dài 1,4km.Tuynen lấy nước có đường kính D=3m, dài 350m và kết hợp phát điện với N=16MW. Khu đập phụ Hón Can cách khu đầu mối 18km, là đập đất, cao trình đỉnh đập là +122,50m, chiều dài đập 357m.
Xứ Thanh – một buổi chiều giữa những ngày hè tháng 5 với nắng trải nhẹ trên những ngọn đồi tim tím sắc hoa sim, chúng tôi – những sinh viên năm cuối say mê, mản nhãn ngắm những kiệt tác giữa đại ngàn. Rừng núi Thanh Hóa vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp hùng vĩ, đâu đó giữa phiến đá trên dòng Chu giang vẫn thấp thoáng hình ảnh Nguyễn Trãi mài mực viết sách giúp minh chủ  Lê Lợi trong việc Bình ngô, nhưng giờ đây tô đẹp thêm vào bức tranh đó là những công trình Thủy lợi Thủy điện –  đang ngày ngày góp phần làm giàu cho cuộc sống, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đứng trên đỉnh đập chính, chúng tôi được thưởng thức những cơn gió vi vu giữa đại ngàn, với âm thanh của cuộc sống mới đang đổi thay từng ngày nơi đây, đúng như nhà thơ Lê Xuân đã viết trong bài thơ “ Sông Chu”:
“ Công trình thế kỷ” Hồ chứa nước Cửa Đạt đã được dựng xây bằng cả trái tim và trí tuệ, cả máu và mồ hôi, nước mắt của biết bao kỹ sư, những người thợ xây dựng trên công trường trong suốt 6 năm.  Họ đã gửi gắm cả tâm huyết và máu xương của mình để tạo nên một công trình vĩ đại mang giá trị lớn lao- một điểm sáng lấp lánh trên dải đất chữ S. Những người con Thủy Lợi hôm nay tự hào biết bao về cha anh của mình, lòng nguyện sẽ phấn đấu rèn luyện trí, tài để tiếp nối truyền thống lịch sử đó. Tạm biệt xứ Thanh, tạm biệt sông Chu, tạm biệt những câu hò êm ả của quê hương rau má anh hùng chúng tôi trở về thủ đô yêu dấu để rồi lại tiếp tục với bài vở, tiếp tục với đồ án tốt nghiệp còn dang dở. Con đường phía trước để trở thành một kỹ sư Thủy Lợi sẽ rất dài và còn nhiều chông ngai. Dư âm của chuyến đi thực tế này sẽ là động lực to lớn giúp chúng tôi vững tin để cố gắng và phấn đấu hơn nữa để xứng danh là một “ người con Thủy Lợi ”

 

Theo Tổng Cục Thủy Lợi