Sóc Trăng: Những công trình thủy lợi hóa giải xung đột lợi ích xã hội

2023.05.18 - 1003 lượt xem

Tỉnh Sóc Trăng kịp thời đưa vào vận hành một số công trình thủy lợi trọng điểm trước mùa hạn, mặn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ mùa màng và giao thông đường thủy.

Thủy lợi bảo vệ mùa màng…

Sóc Trăng đang đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi tại những khu vực trọng yếu ven sông, ven biển để đối phó trước hiểm họa thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH).

Từ nhiều năm qua, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đặt mục tiêu trọng tâm vào việc điều tiết cấp, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, bảo vệ an toàn mùa màng, giảm thiểu rủi ro cho đời sống người dân.

Địa bàn tỉnh Sóc Trăng trải rộng với thế mạnh kinh tế nông nghiệp, nhất là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên những năm gần đây, càng đi về nơi “đầu gành, cuối bãi” cùng với người dân vùng ven biển, chúng tôi càng cảm nhận được sự khắc nghiệt, cực đoan của thời tiết và các loại hình thiên tai, gây thiệt hại không nhỏ tới kinh tế - xã hội của địa phương.

Mỗi năm đến cuối mùa mưa, nước lũ đầu nguồn giảm dần, nông dân hai huyện Long Phú và Trần Đề (Sóc Trăng) canh cánh nỗi lo sợ mặn xâm nhập, phải tìm cách đắp đập giữ nước ngọt cho ruộng lúa, vườn cây ăn trái.

Vào mùa khô, nông dân phải đóng đập ngăn xâm nhập mặn, bảo vệ lúa đông xuân đang giai đoạn chuẩn bị cho thu hoạch. Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, mùa khô năm nay dòng chảy về ĐBSCL thấp ở các tháng đầu mùa kiệt khiến mặn đến sớm ở tháng 12/2022, tăng cao trong tháng 2 và tháng 3/2023. Đến tháng 5, xâm nhập mặn mới giảm dần trên các cửa sông Cửu Long.

Tuy nhiên ở vùng ven biển, trong đó có tỉnh Sóc Trăng, tình trạng mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa có hệ thống kiểm soát mặn hoàn chỉnh. Vì vậy, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến giữa tháng 5, gây ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất ở các hệ thống thuỷ lợi ven biển như hệ thống Long Phú - Tiếp Nhật.

Ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Từ đầu năm 2023 tỉnh triển khai thi công xây dựng nhiều công trình thủy lợi theo kế hoạch chuyển tiếp từ năm trước để sớm hoàn thành đưa vào vận hành.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng dành kinh phí sửa chữa hoàn chỉnh hệ thống cống, đập và các trạm bơm vận hành đồng bộ, kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo cung cấp đủ nước sản xuất nông nghiệp trong mùa khô.

Trong những ngày cao điểm khô hạn vừa qua, trạm bơm cống Bà Xẩm, xã Long Đức, huyện Long Phú được đưa vào hoạt động đã phát huy hiệu quả. Máy bơm 'thổi' dòng nước ngọt cuồn cuộn vào đầy kênh. Nông dân an tâm không còn lo lúa khát giữa mùa hạn.

Trạm bơm cống Bà Xẩm là một trong những công trình có chức năng cấp nước cho vùng thủy lợi khép kín Long Phú - Tiếp Nhựt. Trước đây khi chưa lắp đặt trạm bơm công suất 10.000 m3/giờ, việc cấp nước còn thụ động, nước ngọt vào kênh không đáp ứng nhu cầu sản xuất. Từ mùa khô năm nay trên vùng sản xuất lúa hàng ngàn ha, nông dân không còn lo hạn hán thiếu nước gây thiệt hại về năng suất. 

Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh  

Cũng trong giai đoạn xảy ra hạn, mặn năm nay, cống Cái Quanh ở huyện Long Phú là một trong những công trình thủy lợi điển hình mang lại giải pháp hài hòa lợi ích giữa ngăn mặn, giữ ngọt và giao thông thủy.

Trước đây việc đóng đập, ngăn mặn giữ ngọt khiến đường thủy gần như tắt nghẽn. Ghe tàu chở lúa, rau quả không thể đi lại qua khu vực cống đâp.

Công trình cống Long Phú có nhiệm vụ ngăn mặn vừa hoàn thành và đưa vào vận hành trong mùa khô năm 2023. Ảnh: Hữu Đức.

Thủy lợi bảo vệ mùa màng…

Sóc Trăng đang đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi tại những khu vực trọng yếu ven sông, ven biển để đối phó trước hiểm họa thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH).

Từ nhiều năm qua, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đặt mục tiêu trọng tâm vào việc điều tiết cấp, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, bảo vệ an toàn mùa màng, giảm thiểu rủi ro cho đời sống người dân.

Địa bàn tỉnh Sóc Trăng trải rộng với thế mạnh kinh tế nông nghiệp, nhất là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên những năm gần đây, càng đi về nơi “đầu gành, cuối bãi” cùng với người dân vùng ven biển, chúng tôi càng cảm nhận được sự khắc nghiệt, cực đoan của thời tiết và các loại hình thiên tai, gây thiệt hại không nhỏ tới kinh tế - xã hội của địa phương.

Mỗi năm đến cuối mùa mưa, nước lũ đầu nguồn giảm dần, nông dân hai huyện Long Phú và Trần Đề (Sóc Trăng) canh cánh nỗi lo sợ mặn xâm nhập, phải tìm cách đắp đập giữ nước ngọt cho ruộng lúa, vườn cây ăn trái.

Vào mùa khô, nông dân phải đóng đập ngăn xâm nhập mặn, bảo vệ lúa đông xuân đang giai đoạn chuẩn bị cho thu hoạch. Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, mùa khô năm nay dòng chảy về ĐBSCL thấp ở các tháng đầu mùa kiệt khiến mặn đến sớm ở tháng 12/2022, tăng cao trong tháng 2 và tháng 3/2023. Đến tháng 5, xâm nhập mặn mới giảm dần trên các cửa sông Cửu Long.

Tuy nhiên ở vùng ven biển, trong đó có tỉnh Sóc Trăng, tình trạng mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa có hệ thống kiểm soát mặn hoàn chỉnh. Vì vậy, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến giữa tháng 5, gây ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất ở các hệ thống thuỷ lợi ven biển như hệ thống Long Phú - Tiếp Nhật.

Ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Từ đầu năm 2023 tỉnh triển khai thi công xây dựng nhiều công trình thủy lợi theo kế hoạch chuyển tiếp từ năm trước để sớm hoàn thành đưa vào vận hành.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng dành kinh phí sửa chữa hoàn chỉnh hệ thống cống, đập và các trạm bơm vận hành đồng bộ, kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo cung cấp đủ nước sản xuất nông nghiệp trong mùa khô.

Trong những ngày cao điểm khô hạn vừa qua, trạm bơm cống Bà Xẩm, xã Long Đức, huyện Long Phú được đưa vào hoạt động đã phát huy hiệu quả. Máy bơm 'thổi' dòng nước ngọt cuồn cuộn vào đầy kênh. Nông dân an tâm không còn lo lúa khát giữa mùa hạn.

Trạm bơm cống Bà Xẩm là một trong những công trình có chức năng cấp nước cho vùng thủy lợi khép kín Long Phú - Tiếp Nhựt. Trước đây khi chưa lắp đặt trạm bơm công suất 10.000 m3/giờ, việc cấp nước còn thụ động, nước ngọt vào kênh không đáp ứng nhu cầu sản xuất. Từ mùa khô năm nay trên vùng sản xuất lúa hàng ngàn ha, nông dân không còn lo hạn hán thiếu nước gây thiệt hại về năng suất. 

Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh  

Cũng trong giai đoạn xảy ra hạn, mặn năm nay, cống Cái Quanh ở huyện Long Phú là một trong những công trình thủy lợi điển hình mang lại giải pháp hài hòa lợi ích giữa ngăn mặn, giữ ngọt và giao thông thủy.

Trước đây việc đóng đập, ngăn mặn giữ ngọt khiến đường thủy gần như tắt nghẽn. Ghe tàu chở lúa, rau quả không thể đi lại qua khu vực cống đâp.

Nguồn: nongnghiep.vn