CEO Elipsport tri ân 1 triệu lít nước chống hạn mặn ĐBSCL

2020.04.04 - 934 lượt xem

Người dân ĐBSCL đang chống chọi với cơn khát hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt. Nắm tình hình thực tế CEO Elipsport tri ân 1 triệu lít nước ngọt tinh khiết để cùng người dân vượt qua hạn mặn.

Kênh rạch trơ đáy, đồng ruộng nứt nẻ, nước ngọt mặn chát người dân đồng bằng sông Cửu Long đang chống chọi với cơn khát khi hạn hán và xâm nhập mặn cùng lúc tấn công. 

Hạn hán và ngập mặn là 2 loại hình thiên tai thường xảy ra trong mùa khô tại ĐBSCL, trong đó hạn hán có 4 cấp độ, ngập mặn có 5 cấp độ. Dù đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng năm, tuy nhiên năm nay hạn mặn diễn ra gay gắt mức độ nghiêm trọng đáng mức báo động hơn so với kỷ lục hạn mặn lịch sử năm 2016. 

CEO Elipsport tri ân 1 triệu lít nước chống hạn mặn ĐBSCL - ảnh 1

1. Hạn mặn gay gắt, thiệt hại tàn khốc 

Hạn mặn ở ĐBSCL không phải là tình trạng hiếm lạ bởi hầu như năm nào cũng xảy ra. Tuy nhiên, tình trạng này trong năm 2020 không còn diễn biến ở mức bình thường như những năm khác mà đã trở thành một thảm họa tự nhiên gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng này.

Tính đến nay, đã có 5 tỉnh thành miền Tây công bố tình trạng khẩn cấp do hạn mặn là Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn của nước biển đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh này. Tại Bến Tre ước tính có khoảng 5.200 ha lúa, 20.00 ha cây ăn trái, 72.000 ha dừa, hơn 1000 ha cây giống và 722 ha diện tích nuôi tôm bị thiếu nước ngọt trầm trọng. Ở Tiền Giang, có khoảng 2.270 ha lúa đứng trước nguy cơ mất trắng vì thiếu nước, 36.000 ha cây ăn trái thiếu nước tưới. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở các tỉnh còn lại và thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của bà con nơi đây.

CEO Elipsport tri ân 1 triệu lít nước chống hạn mặn ĐBSCL - ảnh 2

Người dân bị mất trắng cánh đồng lúa

Ngoài ra, hiện tượng hạn mặn còn gây ảnh hưởng vô cùng to lớn đến đời sống của hàng trăm ngàn hộ dân đang sinh sống trong vùng ngập mặn do thiếu nước sinh hoạt, đồng thời cũng đã hết nguồn nước ngọt dự trữ. Thống kê cho thấy riêng tại Mỹ Tho và các phía Đông của Tiền Giang đã có khoảng 800.000 dân bị ảnh hưởng, còn ở Long An có khoảng 10.000 hộ dân sống phân tán thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Hạn mặn nặng nề không chỉ ảnh hưởng tới nguồn nước tưới tiêu mà ngay cả nguồn nước uống và sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày như tắm giặt, nấu ăn cũng đã trở thành xa xỉ với bà con nơi đây. Hiện nay, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã vượt quá sức chịu đựng của người dân. Nhiều hộ gia đình bắt buộc phải mua nước ngọt từ những nơi khác về để sử dụng với mức giá kỷ lục: 300.000đ/m3, gấp gần 40 lần so với mức giá thông thường. 

Đáng lưu tâm hơn, tình trạng hạn mặn này còn dự báo sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa cho đến khi mùa mưa thực sự kéo đến. Theo các số liệu được cung cấp, hạn mặn có thể gây thiệt hại đến 39.000 ha lúa và tác động trực tiếp đến đời sống của khoảng 93.000 hộ dân. Do vậy, việc đưa ra các biện pháp hỗ trợ giúp người dân miền tây đi qua giai đoạn này ngày càng trở nên bức thiết.

2. Một giọt nước ngọt bây giờ quý biết bao 

Hạn mặn ngày càng đi sâu hơn và nồng độ mặn ngày càng cao hơn. Thế nhưng các con sông cũng không đủ lượng nước ngọt để đẩy mặn ra ngoài, hệ quả là nạn mặn xuất hiện hầu hết tất các hệ thống kênh rạch. Nước có thì không thể dùng, nước dùng thì phải vất vả lắm mới có được và hơn 1 tháng qua người dân ĐBSCL đang gồng mình để có được nguồn nước ngọt ít ỏi cho sản xuất và sinh hoạt. Thậm chí, mức giá nước ngọt từ vùng khác chuyển về được bán với giá cắt cổ có nơi lên đến 300.000 đồng/m3, dù giá nước máy chỉ khoảng 8.000 đồng/m3.

Nhiều hộ dân chăn nuôi heo, bò mỗi ngày không có nước để sinh hoạt thì lấy đâu ra nước ngọt để sử dụng chăn nuôi. Một hộ chăn nuôi tại Giồng Trôm ( Bến Tre ) cho hay: “Số tiền mua nước ngọt để mua khô lên đến cả chục triệu đồng quá mức chịu đựng và cầm cự của người dân”. 

Nắm bắt được những khó khăn, trăn trở của người dân Miền Tây tại thời điểm này. Không nằm ngoài cuộc, CEO Elipsport cũng đã quyết định tri ân 1 triệu lít nước để giúp các hộ dân ở vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn mặn có nước sinh hoạt. Để hoạt động này thực sự đem đến hiệu quả thiết thực và nước sẽ đến tận tay những người thật sự cần, chúng tôi sẽ có đội ngũ đi khảo sát địa điểm và quyết định trước khi trao tặng. Mỗi người dân sẽ được nhận bình nước sạch 20 lít và phân bố tùy theo địa phương. 

CEO Elipsport tri ân 1 triệu lít nước chống hạn mặn ĐBSCL - ảnh 3

Điều này giúp đảm bảo các hộ dân ở những vùng xa hoặc sống phân tán cũng nhận được nước sạch và vượt qua thời kỳ khó khăn này. Hoạt động sẽ được diễn ra liên tục từng địa phương đang khó khăn thiếu nguồn để uống. 

3. Hành động nhân văn vì cộng đồng 

Tri ân 1 triệu lít nước cho những người dân vùng hạn mặn từ CEO Elipsport là một hoạt động vô cùng kịp thời và ý nghĩa. Điều đó càng trở nên tuyệt vời hơn khi ở thời điểm này, cả nước và ĐBSCL đang phải gồng mình chống lại cả thiên tai và dịch bệnh cùng một lúc. Đây không chỉ đơn thuần là một hành động đẹp vì cộng đồng mà còn là một minh chứng cho truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc.

Nguồn:elipsport.vn