Dự án Quản lý tổng hợp và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

2016.08.03 - 4427 lượt xem

Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình là một lưu vực sông liên quốc gia chảy qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 169.000km2 và trong đó khoảng 87.840km2 thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đây là con sông lớn thứ hai (sau sông Mêkông) chảy qua Việt Nam đổ ra biển Đông, là nơi sinh sống của ...% dân số và ý nghĩa quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia (tạo ra sản phẩm chiếm % GDP (2014). 

Tuy nhiên, lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình đang chứng kiến những mâu thuẫn ngày càng nghiêm trọng giữa các mục tiêu sử dụng nước, đặc biệt là việc cấp nước cho nông nghiệp vào mùa khô. Dòng chảy về hạ du vào mùa khô đã xuống thấp mức kỷ lục, chưa từng xảy ra trong hơn 100 năm qua. Hàng trăm nghìn ha đất canh tác nông nghiệp thiếu nước tưới, giao thông thuỷ gián đoạn, môi trường nguồn nước ô nhiễm trầm trọng gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt… Mặc dù có 4 hồ chứa lớn và nhiều công trình thủy lợi điều hòa nguồn nước khác nhưng tình trạng hạn hán, thiếu hụt nguồn nước vẫn diễn ra, nguy cơ lũ lụt vẫn có thể xảy ra, việc duy trì dòng chảy tối thiểu, giảm thiểu ô nhiễm và xâm nhập mặn chưa được giải quyết triệt để.

Dựa trên thực tế đó, Viện Quy hoạch Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với trường Đại học Bách khoa Milan (Cộng hòa Italia) thực hiện dự án: “Quản lý tổng hợp và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu” (IMRR). Đây là dự án nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Italia, được sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Italia.

Tên dự án: Quản lý tổng hợp và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu” (IMRR)

Đối tác quốc tế: Đại học Bách khoa Milan (Cộng hoà Italia)

Nhà tài trợ: Bộ Ngoại giao Italia

Thời gian thực hiện: 3 năm (từ 2012-2015)

 

Mục tiêu của dự án:

  • Đánh giá về hiện trạng vận hành hệ thống liên hồ chứa, mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình.
  • Xây dựng hệ thống phân bổ nguồn nước tối ưu hoá đa mục tiêu nguồn nước cho lưu vực sông Hồng - Thái Bình,
  • Đề xuất chế độ vận hành tối ưu cho hệ thống liên hồ chứa lớn đa mục tiêu, tính toán, phân tích tối ưu đa mục tiêu vận hành hệ thống liên hồ chứa (Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang và các hồ chứa lớn như Sơn La, Lai Châu…) phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thuỷ điện, nông nghiệp, giao thông thuỷ, môi trường, chống lũ cho vùng đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sau 3 năm thực hiện, một số kết quả chính của dự án đạt được là:

  • Xây dựng một trang web, dựa trên công nghệ Wikiđể phổ biến kết quả dự án và tăng cườngsự tham gia của cộng đồng.
  • Thiết kế của một tập hợp các chính sách quy định đối với các quy mô lớn đa mục đích, hệ thống đa hồ chứa của hệ thống sông Hồng – Thái Bình, cấp nước cân bằng (trong nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, thủy lợi, môi trường, nuôi trồng thủy sản), kiểm soát lũ và bảo vệ môi trường . 
  • Hệ thống bộ công cụ Red-Twole. Hệ thống Red-Twole xem xét hai cấp ra quyết định: quy hoạch chiến lược và điều khiển quản lý. Mục đích của cấp đầu tiên là xác định các mục tiêu chiến lược dài hạn và bao gồm thiết kế các chính sách vận hành hàng ngày cho bốn hồ chứa chiến lược đa mục tiêu. Cấp thứ hai tập trung vào việc quản lý trung và ngắn hạn theo các mục tiêu chiến lược đã được xác định ở cấp quy hoạch.Bộ công cụ mô hình Red-TwoLe của dự án đã được chuyển giao lại cho các cơ quan liên quan tại Việt Nam như Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Viện Quy hoạch Thủy lợi để sử dụng trong việc quản lý và hoạch định các chính sách vận hành, điều hòa nguồn nước trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình trong tương lai theo hướng phát triển bền vững, ở cả cấp quy hoạch và quản lý.
  • Tăng cường năng lực cho Viện Quy hoạch Thủy lợi thông qua việc đào tạo được 1 tiến sỹ, 2 thạc sỹ khoa học.

Để có thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ: htqt@iwrp.gov.vn

Tin cùng loại