2020.02.07 - 3610 lượt xem
Ngày 7/2/2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài cấp tập đoàn “ Đánh giá thực trạng lấy nước và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả lấy nước trong các đợt điều tiết bổ sung từ các hồ chứa thủy điện phục vụ gieo cấy Đông Xuân khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ”
Hội đồng do ông Ngô Xuân Hải – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn EVN làm chủ tịch và có sự tham gia của các bộ phận liên quan thuộc EVN, đại diện Tổng cục Thủy lợi. Ngoài ra có các đại diện của các đơn vị vận hành hồ chứa Sơn La, Hòa Bình.
Về phía Viện Quy hoạch Thủy lợi có ông Đỗ Văn Thành – Viện trưởng, ông Lương Ngọc Chung - Phó Viện trưởng, ông Lê Viết Sơn – chủ nhiệm đề tài và đại diện các đơn vị liên quan
Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài, trong đó hiệu quả lớn nhất đã tư vấn cho EVN và Bộ Nông nghiệp và PTNT tiết kiệm được lượng nước lớn từ 1,4 tỷ đến 1,6 tỷ m3 nước điều tiết từ các hồ chứa thủy văn. Đồng thời đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp ngắn, trung và dài hạn nhằm cải thiện hơn nữa hiệu quả lấy nước.
Kết luận của Hội đồng: Đề tài đã hoàn thành đúng thời hạn và đạt yêu cầu về mặt khoa học, nhất trí nghiệm thu kết quả nghiên cứu và đề nghị EVN, Viện Quy hoạch Thủy lợi tiếp tục ứng dụng kết quả đề tài để tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và PTNT phát huy hiệu quả xả nước ở các năm tiếp theo
Một số hình ảnh của Hội đồng nghiệm thu:
Một số thông tin chính về đề tài:
Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá thực trạng lấy nước và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả lấy nước trong các đợt điều tiết nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện phục vụ gieo cấy lúa Đông Xuân, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
Đơn vị chủ trì: Viện Quy hoạch Thủy lợi – 162A Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Viết Sơn – Trưởng phòng Quy hoạch Thủy lợi Bắc Bộ, Viện QHTL
Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019
Các nội dung chính đề tài thực hiện:
Nội dung 1: Tổng quan về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
Nội dung 2: Đánh giá tình hình điều hành xả nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân trong 10 năm qua, những thành tựu đã đạt được và thách thức đặt ra trong giai đoạn tới
Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp của 12 tỉnh thuộc vùng nghiên cứu
Nội dung 4: Vai trò, nhiệm vụ, tình hình sản xuất của các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát, Huổi Quảng
Nội dung 5: Tính toán nhu cầu dùng nước của các tỉnh ở hạ du các hồ chứa thủy điện
Nội dung 6: Nghiên cứu chế độ dòng chảy ở hạ lưu dưới tác động của các hồ chứa
Nội dung 7: Nghiên cứu nguyên nhân và dự báo tình hình hạ thấp mực nước trên các sông ở vùng Trung du và đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình
Nội dung 8: Xây dựng mô hình thủy lực toàn mạng vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, tính toán đánh giá khả năng lấy nước của các công trình theo các lượng xả nước khác nhau từ hồ chứa
Nội dung 9: Nghiên cứu lan truyền mặn ở vùng hạ du tương ứng với kịch bản xả nước
Nội dung 10: Tính toán lượng nước có thể tiết kiệm được từ các giải pháp được đề xuất theo các kịch bản
Nội dung 11: Phân tích hiệu quả kinh tế tương ứng với các kịch bản
Nội dung 12: Nghiên cứu xác định phương án vận hành hợp lý các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình
Nội dung 13: Nghiên cứu các giải pháp công trình và phi công trình nâng cao hiệu quả lấy nước và xây dựng kế hoạch lấy nước
Nội dung 14: Xây dựng kế hoạch vận hành các hồ chứa phục vụ đa mục tiêu đảm bảo nâng cao hiệu quả phát điện, đáp ứng nhu cầu nước ở hạ du và nâng cao giá trị kinh tế của nước trong thời kỳ xả nước gia tăng
Nội dung 15: Xây dựng khung kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân
Từ năm 2007 đến nay, để đảm bảo đủ nước phục vụ gieo cấy lúa Đông Xuân vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, các hồ chứa thủy điện đã phải xả nước gia tăng, mỗi năm thường phải xả 3 đợt, số ngày xả nước khoảng 20 ngày. Tổng lượng nước cần xả trước năm 2010 khoảng 3 tỷ m3, đến nay phải xả xấp xỉ 6 tỷ m3 nước (tăng gấp đôi). Với tình trạng này tiếp diễn đến một thời điểm các hồ chứa không còn đủ nước để xả
Cần điều chỉnh quy trình xả nước gia tăng:
Cần điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa: điều chỉnh lại Điểm a, Khoản 1, Điều 21 của Quy trình 1622 như sau:
Kết quả cải tiến quy trình xả nước gia tăng năm 2019 đã cho thấy lượng nước cần xả đã giảm từ 5,8 tỷ m3 xuống còn 4,4 tỷ m3, tiết kiệm được 1,4 tỷ m3 nước. Việc tiết kiệm được 1,4 tỷ m3 nước để phát điện vào mùa hè, giai đoạn có nhu cầu dùng điện cao nhất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo an toàn điện năng cho toàn hệ thống.
Hiệu quả do đề tài mang lại:
+ Tiết kiệm được lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện trong thời kỳ đổ ải vụ Đông Xuân
+ Cải thiện hiệu quả lấy nước của các công trình ở hạ du hệ thống sông
+ Tối ưu hóa giá trị kinh tế mà nước mang lại từ các hồ chứa
Nguồn:IWRP